Author Archives: It Vinh

Bật mí cách uống Elevit và canxi sau sinh chuẩn nhất

Uống Elevit trước, trong và sau khi sinh hiện đang là giải pháp bổ sung dinh dưỡng dành cho mẹ bầu và thai nhi được nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì hàm lượng canxi có trong Elevit rất thấp. Do đó có rất nhiều thắc mắc được đặt ra như: Uống Elevit sau sinh có cần uống thêm canxi không? Hay cách uống Elevit và canxi sau sinh đúng nhất. Để giải đáp cho tất cả những câu hỏi này mời bạn đọc cùng tham khảo tại bài viết dưới đây. 

Nếu đã bổ sung đầy đủ canxi trong khi mang thai vậy có cần bổ sung thêm canxi sau sinh không?

Bổ sung canxi cho mẹ sau sinh

Câu trả lời là Có.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu canxi của phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh tăng lên rất cao. Thậm chí hàm lượng canxi cần bổ sung cho sản phụ sau khi sinh còn cao hơn so với lúc mang bầu rất nhiều. Bởi sau khi sinh, nguồn canxi cung cấp cho trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo đáp ứng đủ hàm lượng canxi mà trẻ cần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ. Từ đó gây ra rất nhiều trở ngại trong việc phát triển và gia tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh như: thấp còi, suy dinh dưỡng,…

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt canxi cũng sẽ kéo theo nguy cơ loãng xương cho mẹ cao hơn. 

Chính vì vậy, sau khi sinh các mẹ vẫn nên bổ sung thêm canxi dù đã bổ sung đầy đủ trong quá trình mang thai.

Nên bổ sung canxi cho mẹ sau sinh như thế nào?

Hàm lượng canxi trong Elevit sau sinh

Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, hàm lượng canxi cần thiết cho phụ nữ mang thai là 1200mg/ ngày, còn phụ nữ cho con bú là 1300mg/ngày.

Để đáp ứng tốt hàm lượng canxi mà phụ nữ sau sinh cần các mẹ có thể bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống hằng ngày bằng cách tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi như: các loại hạt, phô mai, cá, đậu, hạnh nhân,… Tuy nhiên nếu chỉ bổ sung canxi qua các loại thực phẩm thì sẽ rất khó để có thể đáp ứng tốt nhu cầu canxi ngày càng tăng cao của cơ thể. Do đó, các mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng có chứa canxi khác để đảm bảo tốt hàm lượng canxi mà cơ thể cần. 

Thông thường các mẹ trong quá trình mang thai và sau sinh đều sử dụng thực phẩm chức năng Elevit để đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên, thành phần canxi có trong Elevit sau sinh chỉ có 120mg. Hàm lượng này rất thấp và chưa đủ để đáp ứng nhu cầu canxi của mẹ sau sinh là 1300mg/ ngày. Do đó, các mẹ cần uống thêm các loại thực phẩm phẩm chức năng bổ sung canxi. Nếu chưa biết nên lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi Úc cho mẹ sau sinh nào thì bạn có thể tham khảo Canxi Ostelin Calcium & Vitamin D3 – đây là sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu và mẹ sau sinh được ưa chuộng nhất hiện nay. 

Cách uống Elevit và canxi sau sinh chuẩn nhất

Cách uống Elevit sau sinh và canxi

Sau khi đã tìm hiểu và lựa chọn được sản phẩm bổ sung canxi phù hợp các mẹ cũng nên chú ý đến cách uống kết hợp giữa hai sản phẩm để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không gây ra các phản ứng phụ. Dưới đây là cách uống Elevit và canxi chuẩn nhất trong giai đoạn mang thai và sau sinh được các bác sĩ tư vấn cho sản phụ mà bạn có thể tham khảo.

Giai đoạn thai dưới 10 tuần tuổi:

  • Uống 1 viên Elevit sau khi ăn sáng khoảng 40 phút.
  • Giai đoạn này mẹ bầu chưa cần bổ sung canxi để tránh thừa canxi gây ra tình trạng thai nhi bị canxi hóa, chậm phát triển.

Giai đoạn thai từ 12 -16 tuần

  • Uống 1 viên Elevit sau khi ăn sáng khoảng 40 phút.
  • Giai đoạn này cũng chưa cần phải bổ sung canxi.

Giai đoạn thai nhi từ 16-28 tuần:

  • Uống 1 viên Elevit sau khi ăn trưa khoảng 40 phút
  • Uống 1 viên Canxi Ostelin sau ăn sáng khoảng 30 phút. 

Giai đoạn thai nhi sau 28 tuần và sau khi sinh:

  • Uống 1 viên Elevit sau khi ăn trưa khoảng 40 phút
  • Uống 1 viên Canxi Ostelin sau khi ăn sáng khoảng 30 phút, sau đó uống 1 viên canxi Ostelin lần từ 2 cách lần thứ nhất từ 1,5 – 2 tiếng để đảm bảo tốt khả năng hấp thụ canxi.

Lưu ý: Tuyệt đối không được uống cùng lúc 2 viên Elevit và canxi Ostelin sau sinh mà nên uống cách nhau để hiệu quả hấp thụ đạt được tốt nhất.

Mua Elevit và Canxi Ostelin ở đâu uy tín, chính hãng?

Nếu bạn đang quan tâm và có ý định mua hai dòng thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú là Elevit và Canxi Ostelin thì bạn có thể đặt mua sản phẩm tại Thapcamucau.com

Thập cẩm Úc Âu là đơn vị mua hộ hàng Úc uy tín, chuyên order và vận chuyển các mặt hàng như: vitamin, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, nước hoa, đồ mẹ và bé,… từ Úc về Việt Nam. Với phương châm chất lượng tạo nên niềm tin Tocamart luôn cam kết cung cấp các sản phẩm chính hãng, date xa với giá cả cực cạnh tranh. Đồng thời, chính sách vận chuyển nhanh, linh hoạt cũng là một trong những ưu điểm mà chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng. Nếu quan tâm và có ý định đặt mua Elevit và canxi Ostelin thì bạn đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đặt hàng.

Bài viết trên đây vừa chia sẻ cho bạn đọc các thông tin bổ ích liên quan đến cách uống Elevit và canxi sau sinh. Hy vọng những chia sẻ tại bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của canxi trong suốt quá trình mang thai và giai đoạn cho con bú. Từ đó, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ và đảm bảo sức khỏe của mẹ.

Giới thiệu về hệ thống thoát nước mưa Siphonic

Thoát nước mưa Siphonic

 09.03.2023

Tổng quan về giải pháp thoát nước mưa Siphonic

Công nghệ thoát nước mưa siphonic là một phương pháp tiên tiến và hiệu quả để xử lý và điều tiết lượng nước mưa trong các khu đô thị, nhà xưởng công nghiệp. Thông thường, hệ thống thoát nước mưa truyền thống sử dụng đường ống hình tròn hoặc hình vuông để thải nước, tuy nhiên, các đường ống này có thể bị tắc nghẽn hoặc bị tràn đầy khi mưa lớn dẫn đến tràn máng thu nước mưa mái hoặc tệ hơn, gây áp lực lên mái nhà và có thể dẫn đến nguy cơ rò rỉ, sụt mái.

Để giải quyết vấn đề này, công nghệ thoát nước mưa siphonic được phát triển để tăng hiệu quả thoát nước mưa và giảm thiểu nguy cơ tràn đầy trong các khu đô thị. Công nghệ này sử dụng một mạng lưới ống đặc biệt được thiết kế để tạo ra sức ép âm và đẩy nước lên trên để tạo ra tốc độ thoát nước cao hơn.

Hệ thống thoát nước mưa siphonic được thiết kế để tạo ra áp suất âm trong các ống thoát nước, tạo ra tốc độ thoát nước cao hơn và giảm thiểu độ dốc cần thiết của các ống. Nguyên lý của Siphonic tận dụng hiệu ứng Siphon được tạo nên bởi hệ phễu thu nước có cấu tạo đặc biệt, kết hợp với hệ đường ống thu gom được tính toán chính xác các chỉ số như áp suất, tổn thất, đường kính, vận tốc, lưu lượng… bởi phần mềm chuyên dụng thiết kế Siphonic.

Công nghệ thoát nước mưa siphonic có nhiều ưu điểm so với các hệ thống thoát nước truyền thống. Đầu tiên, nó có thể giảm chi phí xây dựng và thi công hệ thống thoát nước bởi vì nó chỉ yêu cầu ít đường ống chính và các ống nhánh hơn. Thứ hai, nhờ vận tốc thoát nước lớn tạo nên bởi hiệu ứng siphon, nước mưa được thoát nhanh chóng, không gây tắc nghẹn làm nặng tải cho mái. Thứ ba, hệ thống siphonic cho phép lưu trữ nước mưa để sử dụng lại cho các mục đích khác, như tưới cây hoặc vệ sinh, giúp giảm sự lãng phí nước. Ngoài ra còn rất nhiều các ưu điểm khác chúng tôi đã phân tích cụ thể trong bài viết So sánh giải pháp thoát nước mưa Siphonic với giải pháp thoát nước mưa truyền thống.

Tuy nhiên, công nghệ thoát nước mưa siphonic cũng có một số hạn chế. Đầu tiên, chi phí đầu tư ban đầu của hệ thống này có thể cao hơn so với các hệ thống thoát nước truyền thống. Thứ hai, vì hệ thống siphonic sử dụng sức ép âm để hút nước, nên có thể gây ra tiếng ồn khi thoát nước. Tuy nhiên những hạn chế này là không đáng kể so với những lợi ích mà nó mang lại.

Để giải quyết các hạn chế này, các nhà khoa học và kỹ sư đang nghiên cứu và phát triển các hệ thống thoát nước mưa siphonic mới, sử dụng công nghệ tiên tiến hơn và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống. Các công nghệ mới này có thể bao gồm việc sử dụng các vật liệu mới để làm ống, thiết bị điều khiển thông minh để giảm thiểu tiếng ồn và tối ưu hóa áp suất trong hệ thống.

Phương trình Bernully

Phương pháp tính toán hệ thống sihonic dựa trên nguyên lý Bernully về vận tốc chất lỏng, cũng như các phương trình Darcy-Weisback về động lực học chất lỏng

Phương pháp tính toán thiết kế hệ thống thoát nước mưa mái siphonic là một quy trình kỹ thuật phức tạp và yêu cầu kiến thức về vật lý, động học chất lỏng, kỹ thuật ống nước và xây dựng. Dưới đây là các bước chính để tính toán thiết kế hệ thống thoát nước mưa mái siphonic:

  1. Xác định lượng nước mưa dự kiến: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để tính toán thiết kế hệ thống thoát nước mưa mái siphonic. Lượng nước mưa dự kiến phải được tính toán chính xác để đảm bảo rằng hệ thống có thể xử lý hết lượng nước này trong thời gian ngắn nhất. Các yếu tố như diện tích mái, mật độ mưa, tốc độ gió và hướng gió đều ảnh hưởng đến lượng nước mưa dự kiến.

  2. Chọn đường kính ống và thiết kế hệ thống ống nước: Sau khi đã xác định lượng nước mưa dự kiến, ta cần chọn đường kính ống phù hợp để đảm bảo lưu lượng nước đủ lớn. Thông thường, các ống siphonic được chọn với đường kính nhỏ so với ống thông thường để tạo áp suất âm và tăng vận tốc nước chảy trong đường ống. Sau đó, thiết kế hệ thống ống nước, bao gồm các ống chính, ống nhánh và phụ kiện để đảm bảo nước được lưu thông dễ dàng và không bị chảy ngược.

  3. Tính toán hệ thống phá siphon và thoát khí, bố trí hệ hố ga xả siphon.

  4. Thiết kế kết cấu bố trí lắp đặt hệ đường ống và công tác đất.: Sau khi đã hoàn thành việc tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước mưa mái siphonic, ta cần thiết kế công tác kết cấu liên quan đến định vị, treo ống, công tác đào đất để đảm bảo nước được xả đúng cách và không ảnh hưởng đến việc bố trí các hệ đường ống kỹ thuật khác. Việc lắp đặt hệ thống cũng cần phải được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng.

  5. Thống kê vật liệu và tính toán giá thành hệ thống.

So sánh công nghệ Syphonic với giải pháp truyền thống

Công nghệ thoát nước mưa mái siphonic và giải pháp truyền thống đều được sử dụng để thoát nước mưa. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa hai giải pháp này về cách thức hoạt động, hiệu quả và chi phí.

  1. Cách thức hoạt động
  • Giải pháp truyền thống: Sử dụng ống thoát nước có đường kính lớn để đảm bảo lưu lượng nước thoát ra được đẩy đi. Hệ thống dựa vào trọng lực để đẩy nước đi, do đó yêu cầu có độ cao đủ để đảm bảo sức ép đẩy đủ để nước chảy đi.
  • Công nghệ thoát nước mưa mái siphonic: Sử dụng nguyên lý siphon để tạo ra áp suất âm giúp nước chảy nhanh hơn. Hệ thống được thiết kế để tạo ra áp suất  âm bên trong ống thoát nước, giúp nước chảy nhanh hơn và có thể xả thải ở mức độ cao hơn so với giải pháp truyền thống (v = 6-10 m/s)
  1. Hiệu quả
  • Giải pháp truyền thống: Yêu cầu có đường ống thoát nước lớn để đảm bảo lưu lượng nước thoát ra đủ lớn và không bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, đường ống thoát nước lớn lại yêu cầu phải có độ nghiêng đủ lớn để đảm bảo sức ép đẩy đủ để nước chảy đi. Điều này tạo ra hạn chế cho việc sử dụng giải pháp truyền thống ở các công trình có kích thước nhỏ hoặc các khu vực có địa hình phức tạp.
  • Công nghệ thoát nước mưa mái siphonic: Sử dụng nguyên lý siphon giúp nước chảy nhanh hơn và có thể xả thải ở mức độ cao hơn so với giải pháp truyền thống. Hệ thống sử dụng đường ống nhỏ hơn và không cần độ nghiêng lớn, do đó có thể áp dụng được ở các công trình có kích thước nhỏ hoặc các khu vực có địa hình phức tạp.
  1. Chi phí
  • Giải pháp truyền thống: Yêu cầu có đường ống thoát nước lớn để đảm bảo lưu lượng nước thooát nước
  • Công nghệ thoát nước mưa mái siphonic: Hệ thống sử dụng đường ống nhỏ hơn và không cần độ nghiêng lớn, do đó tối ưu hóa được chi phí thi công và vật tư. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ siphonic cao hơn so với giải pháp truyền thống.

Tóm lại, công nghệ thoát nước mưa mái siphonic có nhiều ưu điểm so với giải pháp truyền thống như tối ưu hóa chi phí vật tư, khả năng xử lý nước nhanh và hiệu quả hơn, sử dụng đường ống nhỏ hơn và không yêu cầu độ nghiêng lớn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ siphonic cao hơn so với giải pháp truyền thống. Do đó, việc lựa chọn giải pháp nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của từng công trình cụ thể.

Ứng dụng công nghệ này trên thế giới và tại Việt Nam

Công nghệ thoát nước mưa mái siphonic đã được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Đặc biệt, các quốc gia có nền công nghiệp và kiến trúc phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang sử dụng công nghệ siphonic rất phổ biến trong thiết kế hệ thống thoát nước mưa mái nhà và tòa nhà cao tầng.

Tại Việt Nam, công nghệ thoát nước mưa mái siphonic cũng đang được ứng dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong các dự án xây dựng cao tầng như tòa nhà văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, bệnh viện, trường học… Các dự án lớn đã áp dụng công nghệ siphonic tại Việt Nam có thể kể đến như Vincom Center, Lotte Center, VietinBank Tower, Parkson Saigon Tourist Plaza, Công viên nước Đầm Sen, sân bay quốc tế Nội Bài.

Các hãng cung cấp giải pháp Siphonic 

Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng cung cấp giải pháp thoát nước mưa mái siphonic như:

  1. Geberit: là một công ty chuyên sản xuất các thiết bị vệ sinh và công nghệ thoát nước mưa mái siphonic. Công ty có trụ sở tại Thụy Sĩ và sản phẩm của Geberit được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

  2. Wavin: là một trong những nhà cung cấp hàng đầu của giải pháp thoát nước mưa mái siphonic tại châu Âu. Công ty có trụ sở tại Hà Lan và đã được thành lập từ năm 1955.

  3. Valsir: là một công ty Ý chuyên sản xuất các sản phẩm vệ sinh và giải pháp thoát nước mưa mái siphonic. Công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các dự án xây dựng tại Ý và trên toàn thế giới. Hydrotech là đại diện cho hãng Valsir tại Việt Nam cho hệ thống kỹ thuật Siphonic.

Tiêu chuẩn áp dụng

Công nghệ thoát nước mưa mái siphonic được thiết kế và tính toán dựa trên các tiêu chuẩn và quy định của các tổ chức chuyên về xây dựng và an toàn như:

  1. Tiêu chuẩn EN 12056-3: Đây là tiêu chuẩn châu Âu về hệ thống thoát nước mưa mái siphonic. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống thoát nước mưa mái siphonic và cách tính toán đường ống thoát.

  2. Tiêu chuẩn BS EN 8490: Đây là tiêu chuẩn của Vương quốc Anh về hệ thống thoát nước mưa mái siphonic. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và cách tính toán hệ thống thoát nước mưa mái siphonic.

  3. Tiêu chuẩn ASTM E2634: Đây là tiêu chuẩn của Hoa Kỳ về hệ thống thoát nước mưa mái siphonic. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và cách tính toán hệ thống thoát nước mưa mái siphonic.

Các tiêu chuẩn này đảm bảo rằng hệ thống thoát nước mưa mái siphonic được tính toán và thiết kế đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Công thức tính toán đường ống thoát nước mưa mái siphonic cũng được quy định rõ ràng trong các tiêu chuẩn này.

Tuy nhiên, việc tính toán và thiết kế hệ thống thoát nước mưa mái siphonic cần phải dựa trên các thông số cụ thể của từng dự án xây dựng như diện tích mái, lượng mưa trung bình, độ cao của tòa nhà, đường ống thoát nước, v.v… Ngoài ra, cần phải sử dụng phần mềm tính toán chuyên dụng để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của hệ thống thoát nước mưa mái siphonic.

Tính toán hệ thống thoát nước mưa mái siphonic

Để tính toán và thiết kế hệ thống thoát nước mưa mái siphonic, cần cung cấp các thông tin cụ thể sau:

  1. Diện tích mái: Đây là diện tích của mặt mái được tính bằng mét vuông. Diện tích mái sẽ ảnh hưởng đến lượng nước mưa cần thoát ra khỏi mái.

  2. Lượng mưa trung bình: Đây là lượng mưa trung bình trong khu vực xây dựng được tính bằng mm/h hoặc lít/m2/h. Lượng mưa trung bình cần được xác định để tính toán dung tích và đường kính của ống thoát nước.

  3. Độ cao của tòa nhà: Đây là độ cao của tòa nhà được tính bằng mét. Độ cao này sẽ ảnh hưởng đến áp suất của hệ thống thoát nước mưa mái siphonic.

  4. Khoảng cách giữa các điểm thoát nước: Khoảng cách giữa các điểm thoát nước được tính bằng mét. Khoảng cách này cũng ảnh hưởng đến lượng nước mưa cần thoát ra khỏi mái.

  5. Chiều dài đường ống thoát: Chiều dài của đường ống thoát được tính bằng mét. Chiều dài này sẽ ảnh hưởng đến đường kính của ống thoát và áp suất của hệ thống thoát nước mưa mái siphonic.

  6. Đường kính ống thoát: Đường kính của ống thoát được tính bằng mm hoặc inch. Đường kính này cần được tính toán sao cho đảm bảo lượng nước mưa có thể thoát ra

Cụ thể, để lên phương án và giải pháp cũng như chi phí cho hệ thoát nước mưa mái Siphonic, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: info@hydrotech.vn hoặc hotline: 0967 60 8585 để được hỗ trợ!

Hướng dẫn bổ sung vitamin D3 cho bé chi tiết và đầy đủ nhất

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh là việc cần làm nhưng nếu không đúng liều lượng và cách sử dụng dễ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để việc làm này mang lại hiệu quả tốt nhất cho con, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề trong nội dung dưới đây.

1. Công dụng của vitamin D3 với trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết thiếu D3

 

1.1. Công dụng của vitamin D3 với trẻ sơ sinh

Vitamin D3 đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh vì:

– Tốt cho hệ xương: với khả năng thúc đẩy hấp thu canxi ở ruột non, D3 hỗ trợ cải thiện cơ bắp và tăng cường mật độ xương. Không những thế, D3 còn hỗ trợ tăng protein tạo xương giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn.

– Cải thiện miễn dịch: bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh đúng cách và đầy đủ còn giúp hệ miễn dịch được tăng cường để trẻ được bảo vệ trước nhiều bệnh lý đường hô hấp, dị ứng,…

– Chuyển hóa hợp chất vô cơ, nhất là canxi và photpho.

– Tái hấp thụ canxi trong thận, góp phần chính vào quá trình canxi hóa sụn.

Vitamin D3 cần cho sự phát triển hệ miễn dịch và hệ xương của trẻ

Vitamin D3 cần cho sự phát triển hệ miễn dịch và hệ xương của trẻ

1.2. Nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3 sẽ có dấu hiệu ngủ giật mình, rụng tóc vành khăn, vã mồ hôi trộm. Điều này hoàn toàn không đúng. Với trẻ sơ sinh, giật mình là phản xạ bình thường do não bộ chưa phát triển hoàn thiện còn hai dấu hiệu còn lại thường là do trẻ quá nóng, chà xát và cựa quậy nhiều vào gối nên rụng tóc.

Về cơ bản, không có bất cứ dấu hiệu nào chẩn đoán được trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3, muốn biết chính xác thì cha mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để xét nghiệm.

2. Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh vào khi nào, liều lượng ra sao?

2.1. Thời điểm bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã có khuyến cáo về việc dùng vitamin D chung chứ không khuyến cáo riêng với vitamin D3. Cha mẹ khi bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có thể tham khảo khuyến cáo này: mọi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên cần ít nhất 400 IU/ ngày qua ăn uống và thực phẩm bổ sung.

Trẻ sơ sinh cần được bổ sung vitamin D3 từ ngay sau khi chào đời dù bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức. Việc làm này sẽ giúp trẻ có được nền tảng phát triển khỏe mạnh và sự chắc khỏe cho hệ cơ xương trong tương lai. Thời điểm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh tốt nhất là bữa sữa sáng vì D3 tan tốt trong sữa, giúp hấp thu dễ dàng và cũng tránh được tình trạng mẹ quên bổ sung cho con sau một ngày bận rộn.

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nên bắt đầu từ sau khi trẻ chào đời đến hết 2 tuổi

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nên bắt đầu từ sau khi trẻ chào đời đến hết 2 tuổi

Việc bổ sung vitamin D3 cho trẻ cần kéo dài đến 2 tuổi. Thời gian sau đó, trẻ đã tham gia được nhiều các hoạt động ngoài trời hơn hay không có biểu hiện còi xương thì không cần bổ sung nữa.

2.2. Liều lượng bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ 0 – 1 tuổi thì liều lượng vitamin D giới hạn là 1.000 – 1.500 IU/ngày nhưng để an toàn thì tốt nhất nên cho trẻ dùng với liều 400 IU như đã được khuyến cáo.

Nếu bổ sung dư thừa vitamin cho trẻ sơ sinh có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng:

– Trẻ bị nôn trớ, bỏ bú.

– Bị tăng canxi huyết.

– Sỏi thận.

– Tổn thương tim mạch.

– Vôi hóa mạch máu.

– Không chịu chơi đùa, vận động, mệt mỏi.

Khi cha mẹ nhận thấy trẻ có các biểu hiện trên cần dừng ngay việc bổ sung vitamin D3 để đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

3. Lưu ý khi chọn vitamin D3 cho trẻ sơ sinh

Để việc bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn, cha mẹ cần lưu tâm một số vấn đề:

– Ưu tiên chọn loại vitamin D3 dạng nhỏ giọt

Đây là dạng bổ sung tiện lợi và dễ pha vào thức ăn hoặc nước uống của trẻ. Không những thế, dạng nhỏ giọt còn giúp cha mẹ dễ bổ sung đúng liều lượng để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu vi chất ở trẻ.

– Lựa chọn sản phẩm sản xuất từ thương hiệu uy tín và đã được cấp giấy kiểm nghiệm

Thị trường hiện có nhiều loại vitamin D3 được bán rộng rãi nên cha mẹ sẽ choáng ngợp và khó lựa chọn. Bằng cách tin vào những thương hiệu uy tín, mẹ có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn.

Cha mẹ nên tìm hiểu để mua sản phẩm vitamin D3 từ nhà sản xuất uy tín

Cha mẹ nên tìm hiểu để mua sản phẩm vitamin D3 từ nhà sản xuất uy tín

– Chú ý đến hạn sử dụng

Khi mua bất cứ sản phẩm vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nào cha mẹ cũng cần đọc kỹ thông tin về hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm để tránh mua phải sản phẩm quá hạn dùng. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên mua sản phẩm bị sách, cũ, không rõ ràng về hạn dùng.

– Chọn mua sản phẩm không chứa chất tạo màu, không chất tạo ngọt và chất bảo quản

Do ở độ tuổi sơ sinh, cơ thể trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ và chưa hoàn thiện, nhất là gan và thận. Vì thế, dù bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh hay bất cứ sản phẩm gì cũng cần chọn sản phẩm có thành phần an toàn, nguồn gốc tự nhiên để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hoặc tổn thương cho gan và thận.

– Một số vấn đề khác:

+ Nếu sử dụng vitamin D3 theo đơn kê của bác sĩ cần thực hiện đúng hướng dẫn.

+ Dùng dụng cụ chuyên biệt để đong liều lượng vitamin D3 chính xác, không đong liều lượng bằng thìa dùng để ăn.

+ Nên bổ sung chỉ vào một thời điểm trong ngày và duy trì đều đặn để tránh tình trạng quên liều.

+ Vitamin D3 liều cao có thể được chỉ định đối với một số trẻ nhất định để tránh nguy cơ thiếu hụt nhưng cần có hướng dẫn của bác sĩ.

+ Nếu trẻ sơ sinh dùng sữa công thức hoàn toàn và sữa có lượng vitamin D3 đầy đủ thì trẻ có thể không cần bổ sung thêm.

Trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3 là tình trạng tương đối phổ biến một phần vì không phải mọi chuyên gia sức khỏe đều khuyên nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh một phần khác là vì cha mẹ chưa thấy được tầm quan trọng nên không bổ sung cho con.

Những công dụng mà vitamin D3 mang lại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ là không thể phủ nhận. Vì thế, cha mẹ hãy cố gắng chú ý chọn được sản phẩm uy tín và bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh đúng liều lượng được khuyến cáo. Đó là những thông tin ba mẹ cần biết khi cần bổ sung vitamin D3 cho bé. Liên hệ với chúng tôi để nhận sự tư vấn về các loại dinh dưỡng cho trẻ mỗi khi cần.

Nguồn: St

Mách mẹ cách bổ sung DHA cho bé an toàn và hiệu quả nhất

DHA được xem là “dưỡng chất vàng” với sự phát triển của trẻ cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, cách bổ sung DHA cho trẻ như thế nào đúng – đủ, an toàn và hiệu quả nhất thì không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về  phương pháp bổ sung DHA hiệu quả qua bài viết sau đây.

Khi nào nên bổ sung DHA cho trẻ?

Bổ sung DHA là việc làm cần thiết và quan trọng. Tuỳ theo độ tuổi của bé, lượng DHA và cách bổ sung DHA cũng khác nhau.

– Từ lúc mới sinh đến 1 tuổi

Giai đoạn đầu đời bé sẽ tiêu thụ rất ít hàm lượng DHA. Cách tốt nhất để bổ sung DHA cho bé là bạn nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng DHA cho con. Tuy nhiên nếu ít sữa hoặc chất lượng sữa không được tốt mẹ cần bổ sung DHA cho con từ các sản phẩm bổ sung DHA bên ngoài.

Hàm lượng DHA cần thiết đối với giai đoạn này là 17 mg/100 kcal (theo số liệu của FAO/WHO).

– Từ 1 đến 6 tuổi

DHA trong giai đoạn này có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí não trẻ. Ngoài ra, bổ sung DHA thời gian này còn giúp trẻ cải thiện sức khỏe về tim mạch.

Hàm lượng DHA giai đoạn 1-6 tuổi là 75mg/ngày (theo số liệu của FAO/WHO).

– Từ 6 tuổi trở lên

Đây là thời gian bé bắt đầu tập trung cho việc học tập. Vì vậy não bộ cần nhiều hoạt động để tiếp thu nhiều kiến thức mới. Nguồn DHA được bổ sung trong giai đoạn này giúp bé tăng cường trí nhớ, xử lý thông tin và tập trung học tập hiệu quả hơn.

Ở giai đoạn này, do nhu cầu sử dụng DHA của não bộ đã tăng cao hơn. Vì vậy, ngoài chế độ ăn bổ sung DHA qua thực phẩm hàng ngày, bố mẹ có thể bổ sung thêm một số sản phẩm có bổ sung DHA khác để cung cấp đủ lượng DHA cần thiết cho trẻ.

Hàm lượng DHA tối thiểu cần cho bé từ 6 tuổi trở lên là 100-150 mg/ngày (theo số liệu của FAO/WHO).

Bổ sung DHA cho trẻ bằng thực phẩm hằng ngày

Trẻ sẽ nhận được nguồn DHA lớn từ những thực phẩm sau:

Cá béo các loại

Cá hồi, cá thu, cá chép, cá mòi,… đều chứa hàm lượng DHA rất tốt, tuy nhiên cần lưu ý ăn lượng cá biển vừa phải (khoảng 300g mỗi tuần) để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

Lòng đỏ trứng gà

Đây là thực phẩm giàu DHA và choline, rất tốt cho trẻ. Cần ăn trứng đã chín hoàn toàn để giữ lượng DHA tốt nhất. Không nên ăn trứng lòng đào hay trứng đánh bông.

Các loại hạt

Có thể cho trẻ ăn các loại hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt đậu phộng,… trong bữa ăn phụ để bổ sung DHA tốt cho mắt và não bộ. Sữa từ các loại hạt này cũng rất tốt. Cung cấp từ nguồn sữa hạt giúp trẻ được bổ sung nhiều dinh dưỡng khác ngoài DHA.

Rau xanh

Các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ, cải xoong, bí ngô, bắp cải,… rất giàu DHA cho trẻ. Cần mua rau sạch, không chứa dư lượng chất bảo quản. Đồng thời tìm hiểu cách chế biến đúng để đảm bảo giữ được lượng dưỡng chất trong các loại rau.

Mách mẹ cách bổ sung DHA cho bé hiệu quả nhất?

Để bổ sung DHA cho trẻ tốt nhất, các cha mẹ thường tìm đến những thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung giàu omega 3. Tuy nhiên, việc lựa chọn được những thực phẩm phù hợp hay sản phẩm bổ sung an toàn, dễ sử dụng để cung cấp đủ lượng DHA cho trẻ lại không hề dễ dàng. .

Bởi vậy, giải pháp được giới chuyên môn ưu tiên hơn cả là cho trẻ sử dụng sản phẩm bổ sung DHA từ thực vật. Nguồn DHA này được kiểm chứng về độ an toàn và mang lại hiệu quả bền vững. Thập Cẩm Úc Âu sẵn các loại DHA cho bé. Để nhận tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm cũng như cách bổ sung DHA cho bé đúng cách hãy liên hệ Thập Cẩm Úc Âu nhé các mẹ.

ST

Thiếu vitamin A có thể gây ra những bệnh lý nào?

Thiếu vitamin A có thể gây ra những bệnh lý nào?

Thiếu vitamin A rất thường gặp ở trẻ, khiến bé chậm lớn, dễ mắc bệnh khô mắt, nhiễm trùng, tăng tỉ lệ tử vong. Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có đến 40 triệu trẻ em thiếu vitamin này mức độ vừa và nhẹ, 500 nghìn trẻ bị mù. Ở Việt Nam, số người thiếu hụt vitamin A cũng ở mức báo động.

1. Thiếu Vitamin A gây ra bệnh gì?

Vitamin A tham gia vào quá trình tăng trưởng, quá trình biệt hóa tổ chức biểu mô, tham gia đáp ứng miễn dịch và kết hợp với protein đặc hiệu liên quan đến khả năng nhìn của mắt. Do đó, khi cơ thể thiếu vitamin này có thể gặp phải những bệnh lý nguy hiểm sau:

1.1. Bệnh nguy hiểm về mắt

Vitamin A là chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe niêm mạc và giác mạc, nâng đỡ cấu trúc, hạn chế tổn thương do gốc tự do gây ra. Ngoài ra, vitamin A tham gia trực tiếp vào phản ứng ở tế bào võng mạc, tạo sắc tố điều tiết mắt có khả năng nhìn trong môi trường thiếu ánh sáng.

Tình trạng <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/thieu-vitamin-a-co-the-gay-ra-nhung-benh-ly-nao-s51-n20483'  title ='Thiếu vitamin A'>Thiếu vitamin A</a> rất phổ biến tại Việt Nam

Tình trạng thiếu vitamin A rất phổ biến tại Việt Nam

Thiếu vitamin A có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như quáng gà, khô mắt,… Nếu tình trạng khô mắt không được điều trị sớm thì có thể gây viêm kết giác mạc, viêm kết mạc, biến chứng sẹo giác mạc và có thể gây mờ mắt, mù mắt. 

Có thể nhận biết sớm dấu hiệu bệnh lý về mắt do thiếu vitamin này như sau:

– Sợ ánh sáng mạnh.

– Có cảm giác khô và rát ở mắt.

– Đỏ mắt.

– Đau mắt.

– Nhìn mờ tạm thời hoặc mờ vĩnh viễn.

– Quáng gà (giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng).

– Tuyến lệ bị kích thích, dễ tiết nước mắt.

– Đau hốc mắt.

Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin A

Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin A

Thiếu loại vitamin này ở trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh về mắt rất cao, nguy hiểm và khó khắc phục, vì thế cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ có các dấu hiệu như giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng. Vì thế lúc chiều tối trẻ thường nhút nhát hơn, ngồi yên 1 chỗ, phải dựa tường hoặc đồ vật khi đi,…

1.2. Ảnh hưởng quá trình phát triển của trẻ

Thiếu hụt vitamin A gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng chiều cao, tăng cường thị lực và khả năng miễn dịch của trẻ.

Thiếu hụt vitamin A khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, khô da, chậm phát triển, rụng tóc nhiều. Sức đề kháng cơ thể yếu nên trẻ dễ mắc bệnh về tiêu hóa, hô hấp hơn và biến chứng cũng nặng hơn.

1.3. Các bệnh về da

Vitamin A đảm bảo độ ẩm cho da và sức đề kháng giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại trên da. Dưỡng chất này còn giúp sự lưu thông máu, nuôi dưỡng giúp các tế bào da khỏe mạnh, hồng hào. Các nhiễm trùng và tế bào chết trên da cũng được loại bỏ nhờ vitamin A.

Vì thế, thiếu hụt vitamin A khiến bạn dễ mắc các bệnh về da như: khô da, ngứa da, tuyến nhờn hoạt động kém, da sần sùi tróc vảy.

thiếu vitamin a

 Thiếu hụt vitamin A gây ra các bệnh về da

1.4. Bệnh về gan

Thiếu hụt vitamin A có thể gây ứ mật mạn tính, xơ gan, ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng gan. Lúc này cơ thể sẽ có triệu chứng nhiễm độc, nóng trong người,… 

Bất cứ đối tượng nào không bổ sung đủ lượng vitamin A cần thiết đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả. 

2. Tại sao thiếu vitamin A?

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin A, chủ yếu thuộc 2 nhóm sau:

2.1. Do không cung cấp đủ vitamin A

Bắt buộc cần bổ sung đều đặn vitamin A từ chế độ ăn bởi đây là dưỡng chất cơ thể không tự tổng hợp được. Khi thực phẩm bổ sung thừa vitamin A, dưỡng chất này thường được tích trữ trong gan, khi thiếu có thể sử dụng. Nhưng nếu thiếu vitamin A kéo dài, cơ thể không thể tự bù trừ lượng thiếu hụt được.

Việc cung cấp không đủ vitamin A thường do chế độ ăn kém lành mạnh như:

– Ăn ít rau quả, thực phẩm giàu vitamin A.

– Ăn nhiều bột gạo và thực phẩm có vitamin A nhưng không có dầu mỡ, dẫn đến vitamin A không được hòa tan.

– Trẻ được nuôi nhân tạo bằng sữa bò tách bơ.

2.2. Do cơ thể hấp thu kém

Đôi khi chế độ dinh dưỡng bổ sung đủ hoặc thừa lượng vitamin A song cơ thể vẫn bị thiếu hụt, đó là do các vấn đề liên quan đến hấp thu như:

– Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

– Trẻ bị tiêu chảy kéo dài.

– Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn.

– Trẻ mắc bệnh gan mật.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin A là rất quan trọng để lựa chọn biện pháp điều trị, khắc phục hiệu quả. Tình trạng thiếu hụt vitamin A có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên trẻ nhỏ là thường gặp hơn bởi nhu cầu với dưỡng chất này cao hơn. 

3. Dấu hiệu thiếu vitamin A cần biết

Nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu hụt vitamin A giúp khắc phục và điều trị sớm, tránh tiến triển thành bệnh lý và biến chứng nguy hiểm.

Thiếu vitamin này gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết như sau:

3.1. Triệu chứng toàn thân

Trẻ thiếu hụt vitamin A thường mệt mỏi, chậm lớn, kém ăn, dễ bị rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ngoài ra, tình trạng da khô, tóc khô, dễ gãy cũng có thể nguyên nhân do thiếu vitamin này.

3.2. Triệu chứng tại mắt

Tùy theo mức độ và thời gian thiếu hụt vitamin A mà tổn thương tại mắt có thể nhẹ hay nặng, dấu hiệu như sau:

Quáng gà: Đây là dấu hiệu sớm nhất khi thiếu hụt vitamin A, mắt bị giảm khả năng thích nghi và khả năng nhìn trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khi vào phòng thiếu ánh sáng hoặc chập tối, trẻ thường nhìn kém nên đi loạng choạng, hay vấp ngã, không nhận biết được người quen.

Thiếu vitamin A làm giảm khả năng nhìn trong điều kiện thiếu ánh sáng

Thiếu vitamin A làm giảm khả năng nhìn trong điều kiện thiếu ánh sáng

Khô kết mạc: Màng tiếp hợp khô, không bóng ướt, kết mạc dày có nếp nhăn, màu vàng nhạt, xám nhạt hoặc nâu sẫm.

Vệt Bitot: Trên mắt có vệt trắng.

Khô giác mạc: Giác mạc khô, mờ đục, mất bóng sáng.

Nếu vitamin A kéo dài, bệnh lý về mắt không được khắc phục sẽ dẫn đến biến chứng như: loét giác mạc, sẹo giác mạc, khô đáy mắt,…

Để chẩn đoán thiếu vitamin A, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm định lượng vitamin A trong máu với kết quả giảm dưới 10 ug%.

Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là hai đối tượng có nhu cầu vitamin A cao, vì thế cũng dễ bị thiếu vitamin A nếu không có chế độ dinh dưỡng bổ sung đặc biệt.

ST

Vi chất dinh dưỡng là gì? tác dụng và cách nhận biết thừa hay thiếu vi chất

Vi chất dinh dưỡng là một thành phần không thể thiếu cho sức khỏe và quá trình phát triển toàn diện của cơ thể. Vậy vi chất dinh dưỡng là gì, có vai trò như nào và làm sao để nhận biết thừa hay thiếu vi chất?

1.Vi chất dinh dưỡng là gì, có lợi ích như thế nào với sức khỏe?

1.1. Về khái niệm vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng là thuật ngữ dùng để nói về các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chúng vai trò sản xuất năng lượng, cải thiện miễn dịch, hỗ trợ quá trình đông máu và tăng cường sức khỏe hệ xương, cần cho sự tăng trưởng của cơ thể và một số quá trình khác.

Tuy lượng vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần không lớn nhưng sự thiếu hụt nó có thể gây ra những ảnh hưởng lớn về thể chất và trí tuệ.

Vi chất dinh dưỡng bao gồm tất cả các loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần

Vi chất dinh dưỡng bao gồm tất cả các loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần

1.2. Những lợi ích sức khỏe vi chất dinh dưỡng mang lại cho cơ thể

Mọi loại vi chất dinh dưỡng đều có những vai trò nhất định đối với cơ thể. Tiêu thụ chúng đúng cách chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ bệnh tật. Vậy với cơ thể, vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì?

Hầu hết các loại vi chất dinh dưỡng đều tham gia vào các quá trình hoạt động của cơ thể. Đặc biệt, một số loại còn hoạt động với vai trò giống như chất chống oxy hóa để bảo vệ trước tình trạng tổn thương tế bào liên quan đến các bệnh tim mạch, ung thư, alzheimer,…

Các chuyên gia cho biết cung cấp đầy đủ vitamin A, C cho cơ thể qua chế độ ăn uống hàng ngày có thể giảm nguy cơ đối với một số bệnh ung thư. Bổ sung đủ một số loại vitamin cũng giúp người già phòng ngừa được nguy cơ bị alzheimer.

Ngoài ra, cũng có không ít nghiên cứu cho biết việc bổ sung đầy đủ vitamin A, E, C qua chế độ ăn uống có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh alzheimer.

Có không ít khoáng chất cũng giúp phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm. Đã có nghiên cứu cho thấy mối liên kết giữa nồng độ selen trong máu thấp với nguy cơ cao trước bệnh tim. Mặt khác cũng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ bị bệnh tim sẽ giảm 24% nếu tăng nồng độ selen trong máu lên được 50% và bổ sung đầy đủ canxi sẽ giảm nguy cơ tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có bệnh tim.

Tất cả những điều đó nói lên rằng việc tiêu thụ mọi vi chất dinh dưỡng, nhất là các chất có khả năng chống oxy hóa chính là cách để có được sức khỏe dồi dào.

Mô phỏng giúp hình dung cụ thể vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì

Mô phỏng giúp hình dung cụ thể vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì

2. Nhu cầu bổ sung vi chất dinh dưỡng theo độ tuổi

Khi đã hiểu được vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì thì bạn cũng cần lưu tâm đến nhu cầu bổ sung các vi chất theo độ tuổi được Viện dinh dưỡng khuyến nghị như sau:

– Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: mỗi ngày cơ thể của trẻ cần: 300mg canxi, 375mcg vitamin A, 0.93mg sắt, 90mcg iot, 36mg magie, 2.8mg kẽm và 90mg phốt pho.

– Đối với trẻ 6 – 11 tháng tuổi: mỗi ngày cần 400mcg vitamin A, 90mcg iot, 400mg canxi, 12.4mg sắt, 4.1mg kẽm, 54mg magie và 275mg phốt pho.

– Đối với trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày cần 400mg vitamin A, 500mg canxi, 90mcg iot, 7.7mg sắt, 4.1mg kẽm, 65mg magie và 460mg phốt pho.

– Đối với trẻ 4 – 6 tuổi: mỗi ngày cần 450mcg vitamin A, 600mg canxi, 90mcg iot, 8.4mg sắt, 5.1mg kẽm, 76mg magie và 500mg phốt pho.

– Đối với trẻ 7 – 9 tuổi: mỗi ngày cần 500mcg vitamin A, 700mg canxi, 90mcg iot, 11.9mg sắt, 5.6mg kẽm, 100mg magie và 500mg phốt pho.

– Đối với phụ nữ trưởng thành: mỗi ngày cần 500mcg vitamin A, 1000mg canxi, 150mg iot, 39.2mg sắt, 4.9mg kẽm, 205mg magie và 700mg phốt pho.

Nếu bạn không biết nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng là gì thì hãy yên tâm rằng nó có sẵn trong tự nhiên, bao gồm cả thực phẩm từ động vật và thực vật. Vì thế, để cải thiện vi chất dinh dưỡng cho cơ thể thì có thể tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

3. Hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng và cách nhận biết

3.1. Hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng

Tùy vào loại vi chất dinh dưỡng mà cơ thể bị thiếu hụt mà cơ thể sẽ chịu những tác động khác nhau. Phổ biến nhất gồm:

– Thiếu vitamin A: bệnh về mắt, răng mọc chậm, trẻ chậm lớn, hay ốm vặt, đề kháng kém,…

– Thiếu vitamin D và canxi: còi xương, chậm mọc răng, loãng xương, chân vòng kiềng,…

– Thiếu sắt gây thiếu máu, mắc bệnh đường hô hấp, nhiễm khuẩn,…

– Thiếu i – ốt: bướu cổ, chậm phát triển, thiểu năng,…
– Thiếu kẽm: thấp còi, suy dinh dưỡng, vết thương lâu lành, hay ốm vặt,…

– Thiếu Omega-3, 6, 9: gặp các vấn đề về thị lực và thần kinh.

– Thiếu vitamin C: giảm đề kháng, hay bị chảy máu chân răng, mệt mỏi,…

– Thiếu vitamin B1, B2: lười ăn, sưng phù, tiêu hóa kém,…

Xét nghiệm vi chất định kỳ giúp phòng ngừa thiếu vi chất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Xét nghiệm vi chất định kỳ giúp phòng ngừa thiếu vi chất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

3.2. Làm cách nào để nhận biết tình trạng thiếu/thừa vi chất dinh dưỡng?

Sự thiếu hụt hay thừa vi chất dinh dưỡng diễn biến âm thầm bên trong cơ thể trước khi xuất hiện dấu hiệu cảnh báo lâm sàng. Vì thế, để phát hiện chính xác tình trạng thiếu/thừa vi chất dinh dưỡng nên đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm vi chất.

Sau khi có kết quả xét nghiệm và dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bạn biết về tình trạng thiếu/thừa vi chất dinh dưỡng của chính mình, thừa/thiếu bao nhiêu và có biện pháp bổ sung phù hợp.

Ngoài ra, có một số bài tập vận động có thể hỗ trợ tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng, nhờ đó mà giảm thiểu được nguy cơ bị thiếu vi chất dinh dưỡng cho cơ thể. Qua thăm khám và đánh giá, bạn sẽ được chuyên gia y tế hướng dẫn cụ thể bài tập này.

Để phòng ngừa thiếu/ thừa vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho con đi làm xét nghiệm vi chất dinh dưỡng định kỳ 6 tháng/lần. Xét nghiệm này rất cần thiết trong việc đưa ra phương án giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện tốt nhất.

Mỗi vi chất dinh dưỡng đều có những vai trò nhất định với cơ thể, không có sự phân biệt vi chất nào quan trọng hơn. Do đó, để có sức khỏe tốt thì cách hiệu quả nhất là lên thực đơn ăn uống cân bằng, lành mạnh, đa dạng để không bị thiếu hụt vi chất dài ngày gây ra những tác động xấu cho cơ thể.

ST

Gợi ý một số món ăn cho bữa sáng dinh dưỡng và giàu năng lượng

Gợi ý một số món ăn cho bữa sáng dinh dưỡng và giàu năng lượng

Bữa sáng được đánh giá là bữa ăn cần thiết và rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Đây chính là khởi đầu của quá trình trao đổi chất trong cơ thể sau một đêm dài. Có được bữa sáng dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho hoạt động trong ngày và tăng hiệu quả công việc, học tập.

1. Bữa sáng có vai trò gì với sức khỏe?

Bữa sáng chính là thời điểm cơ thể khởi động quá trình trao đổi chất nên cần nhiều năng lượng để đảm bảo hoạt động của một ngày. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng bữa ăn sáng giúp tăng cường tập trung và cải thiện trí nhớ, làm giảm cholesterol LDL và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp, béo phì.

Bữa sáng là thời điểm nạp lại năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài

Bữa sáng là thời điểm nạp lại năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài

Nếu nhịn ăn sáng có thể đẩy cơ thể vào tình trạng cạn kiệt năng lượng khiến cho bữa ăn cuối ngày ăn nhiều hơn. Điều này vừa cản trở đến hiệu quả làm việc trong ngày mà vừa dễ tăng cân và không tốt cho sức khỏe.

2. Nguyên tắc xây dựng bữa sáng dinh dưỡng

Một bữa sáng dinh dưỡng cần có sự cung cấp đầy đủ và cân đối các thành phần: chất béo, chất béo, chất xơ, chất khoáng và vitamin. Một bữa sáng trung bình cần 1/4 – 1/3 lượng protein của 1 ngày ngoài ra còn cần thêm 1 trong các thành phần: tinh bột, chất đạm, chất béo, trái cây và rau củ.

Trung bình mỗi ngày, cơ thể khỏe mạnh cần 2000 – 2500 calo để đảm bảo duy trì hoạt động sống. Bữa sáng chiếm 400 – 500 calo trong đó (1/4 tổng calo/ngày). 

Muốn có một bữa sáng dinh dưỡng cần chú ý cân bằng lượng calo, không nên nạp quá nhiều dễ gây cảm giác no, khó tập trung, giảm tiếp thu khi học tập và làm việc.

Khi xây dựng thực đơn bữa sáng dinh dưỡng có thể chọn thực phẩm khác cùng nhóm, cùng giá trị dinh dưỡng để thay thế cho nhau. Điều này sẽ giúp bạn chọn được món ăn yêu thích của mình, kích thích sự ngon miệng trong bữa ăn đầu tiên của một ngày.

Hoặc đơn giản hơn như khi cần cung cấp chất xơ cho cơ thể, thay vì rau củ thì bạn có thể dùng bột yến mạch, lúa mì cắt nhỏ,… để đa dạng thực đơn. Sự thay thế này vừa ổn định được lượng đường huyết vừa giúp làm chậm quá trình tiêu hóa nên cũng là gợi ý không tồi.

3. Gợi ý món ăn cho bữa sáng dinh dưỡng

3.1. Yến mạch

Nếu bạn là một người thích ngũ cốc thì lựa chọn yến mạch cho bữa sáng dinh dưỡng là một gợi ý không hề tồi. Trong yến mạch chứa chất xơ hòa tan tốt cho sức khỏe đồng thời làm giảm cholesterol. Đây còn là nguồn chất xơ nhớt tạo cảm giác no lâu nên rất phù hợp với những người có nhu cầu giảm cân.

Các món ăn từ yến mạch là một bữa sáng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Các món ăn từ yến mạch là một bữa sáng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Yến mạch còn là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vừa tốt cho sức khỏe hệ tim vừa giảm huyết áp. Điều cần lưu ý khi chọn yến mạch cho bữa sáng là bản chất của loại ngũ cốc này không chứa gluten nhưng vẫn có thể bị nhiễm trong quá trình sản xuất. Vì thế, nếu là người nhạy cảm với gluten hay mắc bệnh celiac thì hãy chọn mua yến mạch có chứng nhận không chứa gluten.

Mặt khác, khi lên kế hoạch về bữa sáng dinh dưỡng từ yến mạch, cần lưu ý để không làm tăng lượng đường huyết. Hãy kiểm soát lượng yến mạch dung nạp trong bữa sáng vì ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. 

Tìm thực phẩm để ghép cặp với yến mạch trong bữa sáng cũng rất quan trọng. Nếu bữa sáng đơn thuần chỉ có yến mạch mà không có protein có thể làm tăng đột biến lượng đường huyết, nhất là khi kết hợp thêm chất tạo ngọt. Để có một bữa sáng dinh dưỡng từ yến mạch bạn có thể kết hợp cùng bơ, các loại hạt ngũ cốc, hạt chia,…

3.2. Món ăn từ trứng 

Ăn trứng vào bữa sáng vừa giảm lượng calo nạp vào cơ thể vừa tăng cảm giác no và giúp ổn định insulin và đường huyết. Đặc biệt, lòng đỏ trứng còn có nhiều chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin nên sẽ giúp ngăn ngừa rối loạn ở mắt như: thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…

Trong số các loại thực phẩm thì trứng là nguồn cung cấp choline tốt nhất – một thành phần dinh dưỡng không thể thiếu cho hoạt động của gan và não. Tuy hàm lượng cholesterol trong trứng tương đối cao nhưng đây không phải là lý do để làm tăng mức cholesterol trong cơ thể.

Bữa sáng dinh dưỡng với món ăn được làm từ trứng có thể tăng cholesterol tốt và điều chỉnh hình dạng của cholesterol xấu, cải thiện độ nhạy của insulin.

Bữa sáng từ trứng vừa tăng cảm giác no vừa chống oxy hóa cho cơ thể

Bữa sáng từ trứng vừa tăng cảm giác no vừa chống oxy hóa cho cơ thể

3.3. Sữa chua Hy Lạp

Đây là thực phẩm được sản xuất từ váng sữa lọc và một số chất lỏng từ sữa đông để tạo ra thực phẩm giàu đạm. Ăn sữa chua Hy Lạp buổi sáng là một cách tuyệt vời để kiểm soát cân nặng vì nó làm tăng mức độ hormone thúc đẩy sự đầy đặn. 

Mặt khác, sữa chua Hy Lạp còn có đầy đủ chất béo chứa acid linoleic liên hợp có thể phòng ngừa ung thư vú, cung cấp men vi sinh Bifidobacterium tốt cho hệ tiêu hóa nên sẽ là lựa chọn không nên bỏ qua cho một bữa sáng dinh dưỡng

3.4. Bánh ăn nhẹ

Các loại bánh ăn nhẹ có thể dùng cho bữa sáng như: bánh sandwich, hamburger, bánh nhân kem, croissant nướng, bánh toast,… hiện được bán khá nhiều ở các cửa hàng chuyên bánh ngọt. Lựa chọn mỗi bữa/tuần với thực đơn từ loại bánh này vừa nhanh gọn, tiện lợi lại vừa giàu dinh dưỡng cho cơ thể.

3.5. Các loại hạt

Giá trị dinh dưỡng trong các loại hạt tương đối cao và là nguồn chất béo không thua kém gì so với thịt, cá. Đặc biệt, Omega-3 có trong các loại hạt tốt cho bộ não và hệ tim mạch. Việc chọn các loại hạt cho bữa sáng cũng là cách loại bỏ cholesterol xấu trong máu, giúp hỗ trợ giảm cân, hạn chế mất ngủ và phòng ngừa thiếu máu rất tốt.

Về cơ bản, bữa sáng dinh dưỡng luôn cần thiết để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho các hoạt động của một ngày. Vì thế, nếu xây dựng được một thực đơn ăn sáng đa dạng, khoa học thì cũng là cách để bạn khởi đầu ngày mới chất lượng và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.

St

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu omega 3

Cơ thể thiếu omega 3 là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mệt mỏi, bệnh về tim mạch, thần kinh, xương khớp,…Tìm hiểu ngay những dấu hiệu thiếu omega 3 trong bài viết dưới đây để biết cách bổ sung kịp thời và an toàn nhé.

Xem nhanh nội dung

Nguyên nhân khiến cơ thể thiếu omega 3

Omega 3 không phải là chất mà cơ thể tự tổng hợp và tạo ra được nên chế độ ăn uống hàng ngày sẽ quyết định cơ thể có thiếu hụt omega 3 hay không. Thực đơn ăn uống nghèo nàn những loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, trứng, sữa, bơ, ngũ cốc, hạt, cải bó xôi,…khiến cơ thể không thể bão hòa được những thành phần dinh dưỡng có trong nhóm axit béo.

Ngoài việc không chú trọng bổ sung những thực phẩm giàu omega 3 thì cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng khi thừa nhiều vitamin nhóm A, D, K, E cũng là nguyên nhân khiến bạn thiếu hụt omega 3. Bên cạnh đó, lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện sẽ làm rối loạn các chức năng của cơ thể và hạn chế khả năng dung nạp omega trong thực phẩm.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể gặp tình trạng thiếu hụt omega 3 do trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh các mẹ không bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng này.

Nhận biết cơ thể có thiếu omega 3 hay không 

Da khô ráp, không mịn màng

Dấu hiệu bên ngoài dễ dàng nhận biết khi cơ thể thiếu omega 3 đó là da bỗng trở nên khô ráp, kém mịn màng và thiếu sức sống. Làn da xuất hiện những tình trạng này bởi omega 3 đóng vai trò giữ độ ẩm trong tế bào da, kích thích sản sinh collagen hạn chế những nếp nhăn. Thiếu omega 3 cũng là cảnh báo cơ thể đứng trước nguy cơ lão hóa cao hơn thông thường.

Da Mat Kho Troc Vay
Da mặt khô, bong tróc, kém mịn màng là dấu hiệu cơ thể thiếu omega 3

Mắc bệnh về tim mạch

Chất béo có nhiều loại, nếu như chất béo no thường gây hại cho cơ thể như tăng cholesterol xấu dẫn đến bệnh lý tim mạch thì chất béo không no – omega 3 lại giúp trung hòa cholesterol xấu và giảm thiểu những yếu tố dẫn đến bệnh tim. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những người thường xuyên sử dụng omega 3 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp thấp hơn những người không sử dụng đầy đủ.

Đặc biệt đối với các trường hợp đau tim nhẹ, nhói ở lồng ngực thường xuyên thì phương pháp cải thiện tốt nhất là bổ sung omega 3 thông qua chế độ ăn uống hàng ngày và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Luôn mệt mỏi, trầm cảm

Omega 3 được biết đến như một chất cung cấp năng lượng và ổn định thân nhiệt cơ thể. Như vậy thêm một dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơ thể thiếu omega 3 là cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi do thiếu năng lượng, thậm chí diễn biến thành bệnh trầm cảm. 

Tình trạng này sẽ chấm dứt nếu bạn bổ sung những thực phẩm giàu omega 3 và thư giãn tinh thần bằng những hoạt động vui chơi giải trí hoặc nghỉ ngơi hồi phục năng lượng.

Thieu Ngu Mat Ngu Gay Met Moi Min
Mệt mỏi, stress kéo dài là trạng thái thiếu omega 3 cần lưu ý

Thường xuyên đau nhức xương khớp

Không những ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thiếu omega 3 có thể nhận biết nếu bạn dễ dàng bị tổn thương xương khớp khi vận động, đau mỏi xương khớp,… Trường hợp này khuyến nghị bổ sung omega 3 vì chất này sẽ biến đổi thành prostaglandin – hoạt chất có tác dụng chống lão hóa xương, ngăn ngừa viêm khớp, đau những xương khớp, đồng thời bảo vệ sụn khớp. Chưa hết, hệ xương khớp sẽ lão hóa chậm hơn nếu không gặp tình trạng thiếu hụt omega 3.

Luôn cảm thấy đói

Dù bữa ăn của bạn đã đầy đủ đạm và tinh bột nhưng vẫn thường xuyên cảm thấy đói thì rất có thể là do thiếu omega 3. Những cơn đói không những khiến cơ thể mệt mỏi mà còn là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của sức khỏe như bệnh dạ dày. Chính vì vậy đừng xem thường tình trạng này mà hãy chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhé để học tập và làm việc thật tốt nhé.

Thiếu Tinh Bột
Dấu hiệu thiếu omega 3 – Luôn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn mỗi ngày

Cách khắc phục và bổ sung axit béo omega 3 cho cơ thể

Ăn cá thường xuyên hơn

Các tổ chức y tế thế giới khuyến nghị rằng khẩu phần ăn uống mỗi tuần nên có hải sản, đặc biệt là loại hải sản giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá mòi, có ngừ, cá bơn, cá cơm,…Nếu có thể, hãy ưu tiên lựa chọn những loại cá được đánh bắt tự nhiên bởi hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và an toàn hơn cá nuôi trong trang trại.

Bổ sung omega 3 từ thực phẩm

Omega 3 không chỉ có trong cá mà còn được tìm thấy trong những loại thực phẩm khác như:

  • Hạt chia
  • Quả óc chó
  • Hạt lanh
  • Hạt cây gai dầu
  • Lòng đỏ trứng
  • Hạt điều
  • Các loại rau họ cải

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những loại dầu chứa nhiều omega 3 như dầu ô liu, dầu dừa, dầu bơ, dầu hứa dương để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh béo phì.

Omega 3 1571192752436983829188 Crop 15711927598181526529935
Bổ sung nhóm thực phẩm giàu axit béo omega 3 giúp cân bằng dinh dưỡng

Cân nhắc việc sử dụng dầu cá

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chức năng chứa omega 3 giúp bạn không mất thời gian nấu nướng mà vẫn có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy cách đơn giản là sử dụng dầu cá có độ tinh khiết cao, chứa hàm lượng omega 3 dồi dào cũng như an toàn cho sức khỏe.

Để sở hữu một cơ thể khỏe đẹp thì mỗi người cần phải xây dựng chế độ ăn uống, rèn luyện mỗi ngày nâng cao sức khỏe. Trên đây là tất cả những dấu hiệu thiếu omega 3 bạn nên biết, từ đó chăm sóc cơ thể đúng cách.

Ngoài việc chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, bạn có thể chọn cho mình một thiết bị massage hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Nổi bật nhất và được nhiều người tin dùng đó là những chiếc ghế massage. Với khả năng xoa bóp toàn thân, chiếc ghế này sẽ thúc đẩy máu lưu thông, tăng cường việc tổng hợp và sử dụng một cách hiệu quả hàm lượng omega 3 từ thực phẩm. Nhờ đó, cơ thể sẽ tránh được tình trạng thiếu omega 3 cũng như khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

ST

Tổng hợp các loại thực phẩm giàu omega 3 mà bạn nên biết

Tổng hợp các loại thực phẩm giàu omega 3 mà bạn nên biết

Axit béo omega-3 là chất béo không bão hòa hỗ trợ chức năng não bằng cách giảm viêm trong cơ thể và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các triệu chứng khi thiếu chất này bao gồm khô da, mất trí nhớ, mệt mỏi,… Omega-3 không thể tự tổng hợp trong cơ thể mà nó phải được đưa vào thông qua quá trình ăn uống. Nếu bạn đang băn khoăn không biết thực phẩm giàu omega 3 là gì thì bài viết dưới đây là dành cho bạn đó!

Danh sách thực phẩm giàu omega 3

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giàu axit béo omega 3 mà chúng tôi đã tổng hợp được:

Thuc Pham Giau Omega 3
Danh sách tổng hợp những thực phẩm giàu omega 3 rất tốt cho sức khỏe

Cá thu

  • Omega 3: 2670 mg
  • Omega 6: 219 mg

Vì có nhiều chất dinh dưỡng nên loại cá này được coi là một trong những món đặc sản của nước ta. Đặc biệt phải kể đến hàm lượng axit béo dồi dào rất có lợi cho tim mạch. Không chỉ là một thực phẩm giàu omega 3 mà cá thu còn chứa nhiều vitamin B12, selen và các khoáng chất thiết yếu.

Giay Chung Nhan An Toan Thuc Pham Thit Ca 2
Cá thu là thực phẩm giàu omega 3 mà bạn không nên bỏ lỡ

Cá hồi

  • Omega 3: 2018 mg
  • Omega 6: 172 mg

Cá hồi là món ăn thơm ngon được nhiều người yêu thích, nhất là trong món sushi. Tuy nhiên, bạn có biết rằng đây là thực phẩm giàu omega 3 được nhiều người yêu thích. Không chỉ vậy, thành phần của thực phẩm này còn chứa một lượng lớn protein, vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn cá hồi mỗi tuần có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Dầu từ gan cá tuyết

  • Omega 3: 888 mg
  • Omega 6: 42.1 mg

Cá tuyết vốn quen thuộc với những người sành ăn bởi độ quý hiếm của nó. Gan cá được sử dụng để sản phẩm thực phẩm bổ sung. Không chỉ vật chúng còn chứa nhiều protein, vitamin A và vitamin D.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm giàu omega 3 này khoảng 4g mỗi ngày. Chúng chứa lượng lớn vitamin A trong khi nạp quá nhiều thành phần này vào cơ thể trong một lúc có thể trở thành chất độc với cơ thể.

Vitamin Tot Cho Da

Cá trích

  • Omega 3: 1729 mg
  • Omega 6: 130 mg

Cá trích là loại cá cỡ trung bình thường được đóng hộp trong các siêu thị. Nó thường đi kèm với rau và các món ăn phụ khác. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhận đủ chất dinh dưỡng, bạn nên mua cá sống.

Bổ sung thực phẩm giàu omega 3 này không chỉ đảm bảo đủ nhu cầu omega 3 mỗi ngày của cơ thể mà còn cung cấp lượng lớn vitamin D, selen, vitamin B12,…

Hàu

  • Omega 3: 672 mg
  • Omega 6: 58 mg

Hàu là một trong những thực phẩm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hàu có chứa kẽm, đồng, vitamin B12 rất lớn. Đây cũng là thực phẩm giàu omega 3 mà bạn không nên bỏ qua.

Hàu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn mua chúng từ nguồn cung cấp đáng tin cậy.

Hau

Cá mòi

  • Omega 3: 1480 mg
  • Omega 6: 2544 mg

Cá mòi có lẽ vô cùng lạ lẫm với nhiều người nhưng đây là món ăn thơm ngon, nhiều dinh dưỡng. Cá mòi là một thực phẩm giàu omega 3 cũng như vitamin B12, vitamin D và nhiều vitamin khác. Bạn có thể chế biến cá mòi cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau để cải thiện hương vị.

Cá cơm

  • Omega 3: 1256 mg
  • Omega 6: 82.5 mg

Cá cơm là một loại cá biển đặc biệt phổ biến ở các tỉnh miền Trung và được dùng để sản xuất nước mắm. Đây cũng là một thực phẩm giàu omega 3 với giá trị dinh dưỡng cao, giá thành rẻ, dễ kiếm.

Ca Com

Trứng cá 

  • Omega 3: 6789 mg
  • Omega 6: 81 mg

Dù là loại thực phẩm có giá trị hàng tỷ đồng hay loại trứng cá “bình dân” thông thường thì đây vẫn là một thực phẩm giàu omega 3 mà bạn không nên bỏ lỡ. Món ăn này rất dễ ăn, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi phát triển.

Trung Ca

Hạt lanh

  • Omega 3: 570 mg
  • Omega 6: 148 mg

Hạt lanh có bề ngoài màu nâu hoặc vàng có kích thước khá nhỏ. Chúng được sử dụng như một chất phụ gia hoặc được ứng dụng để sản xuất dầu. Đây là một thực phẩm giàu omega 3 và các chất béo lành mạnh.

Tuy nhiên, thành phần omega 3 trong hạt lanh ở dạng ALA (dạng này cũng cần thiết và thường được sử dụng để tổng hợp EPA và DHA). Các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung omega 3 thường sử dụng dầu hạt lanh.Hạt lanh có nhiều chất xơ, vitamin E, magiê và các chất dinh dưỡng khác khi được thêm vào món ăn. Đây được coi là loại  thực phẩm lý tưởng cho những người ăn chay.

Hạt chia

  • Omega 3: 4915 mg
  • Omega 6: 1620 mg

Hạt chia có giá trị bổ dưỡng nên nó rất được những người tham gia tập gym ưa chuộng. Hạt chia có hàm lượng canxi và phốt pho cao.

Hat Chia Cong Dung Va Huong Dan Su Dung Hat Chia Dung Cach 202107071353012374

Omega 3 có tác dụng gì?

Axit béo omega-3 là tiền thân của DHA – một thành phần rất có lợi cho sức khỏe. Do đó, khi cơ thể được cung cấp đầy đủ omega 3, bạn sẽ nhận được các lợi ích sau:

  • Tăng cường chức năng thị giác của mắt, cải thiện sự phát triển của hệ thần kinh.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi bằng cách giảm cholesterol toàn phần, triglycerid máu và LDL-cholesterol (cholesterol xấu).
Axit Beo Omega 3
  • Thực phẩm giàu omega 3 làm giảm các bất thường về nhịp tim, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ.
  • Đối với trẻ em, thiếu hụt omega 3 hay DHA sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
  • Giảm nguy cơ suy giảm hệ thần kinh, cải thiện chỉ số IQ ở trẻ.
  • Đối với thai nhi, bổ sung omega 3 giúp phát triển hệ thần kinh một cách toàn diện, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu thai kì.
  • Đối với phụ nữ mang thai, omega 3 giúp sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng, nuôi con tốt hơn.

Cần bao nhiêu omega 3 là đủ?

Không có một lượng Omega-3 nhất định để tiêu thụ mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên dùng quá 5000mg Omega-3 mỗi ngày. Lượng Omega-3 được sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe và nhu cầu của mỗi người:

  • Trẻ từ 6 đến 16 tuổi: Bổ sung 900-1500mg Omega-3 mỗi ngày.
  • Từ 16 tuổi trở lên: Bổ sung 1100 – 1600mg Omega-3 mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Bổ sung từ 1300 đến 1400 mg Omega-3 mỗi ngày.
  • Bị bệnh tim hoặc sức khỏe kém: Bổ sung ít nhất 1000mg thực phẩm giàu Omega-3 vào chế độ ăn uống mỗi ngày..

Với tổng hợp những thực phẩm giàu omega 3 được liệt kê ở trên.Thập Cẩm Úc Âu tin rằng bạn đã lựa chọn được những thực phẩm tốt để thêm vào thực đơn bữa ăn mỗi ngày, vừa giúp cơ thể tăng cường hàm lượng Omega-3 vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng!

Bên cạnh đó, để cơ thể tổng hợp, hấp thu và sử dụng omega 3 một cách tốt nhất, bạn nên chú trọng cải thiện khả năng trao đổi chất của cơ thể. Hãy liên hệ Thập Cẩm Úc Âu để tìm cho mình một sản phẩm ưng ý và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất bạn nhé.

ST

 

Nhận biết tác dụng của glucosamine để sử dụng hiệu quả

Tác dụng của glucosamine là gì mà luôn được đề cập trong các quá trình điều trị người bệnh gặp những vấn đề về cơ xương khớp?

Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu glucosamine là gì, tác dụng của glucosamine và những lưu ý trước khi có ý định sử dụng nhé!

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một hợp chất tự nhiên được phân loại hóa học như một loại đường amin, được tổng hợp từ glucose. Loại chất này đóng vai trò hỗ trợ một loạt các phân tử chức năng trong cơ thể bạn nhưng chủ yếu là phát triển và duy trì sụn trong khớp.

Đây là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn mô cứng có tác dụng đệm khớp cho cơ thể. Ở dạng thực phẩm bổ sung, glucosamine được lấy từ vỏ động vật có vỏ hoặc được sản xuất trong phòng thí nghiệm.

Glucosamine thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các vấn đề rối loạn khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp. Loại chất này có thể được dùng thông qua các dạng bào chế đường uống, bôi tại chỗ dạng kem hoặc thuốc mỡ.

Khi cơ thể bạn già đi, sụn có thể trở nên kém linh hoạt và bị phá vỡ dần. Có một số bằng chứng cho thấy glucosamine có thể làm chậm quá trình này bằng cách xây dựng và sửa chữa sụn bị phá vỡ. Tuy nhiên ở độ tuổi cao, nồng độ glucosamine trong cơ thể giảm nên bạn có thể cân nhắc sử dụng bổ sung glucosamine.

Tác dụng của glucosamine

 

Các tác dụng của glucosamine đối với sức khỏe bao gồm:

1. Giảm mức độ viêm

Glucosamine thường được sử dụng bổ sung để điều trị các triệu chứng của tình trạng viêm khác nhau. Mặc dù các cơ chế giảm viêm của glucosamine vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng một nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh tác động chống viêm đáng kể khi glucosamine được áp dụng cho các tế bào liên quan đến sự hình thành xương.

Phần lớn nghiên cứu về glucosamine liên quan đến việc bổ sung kết hợp với chondroitin – một hợp chất tương tự glucosamine, đóng vai trò duy trì sụn khỏe mạnh.

Một nghiên cứu trên 200 người khi sử dụng các chất bổ sung glucosamine cho thấy mức giảm hai dấu hiệu sinh hóa cụ thể của tình trạng viêm CRP và PGE lần lượt là 28% và 24%.

2. Hỗ trợ khớp khỏe mạnh

Glucosamine luôn tồn tại tự nhiên trong cơ thể bạn và đóng vai trò hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của các mô giữa các khớp. Sụn ​​khớp là mô liên kết trắng trong, rất bền, dai và đàn hồi tốt, bao phủ các đầu xương – nơi tiếp xúc tạo thành khớp. Loại mô này cùng với chất lỏng bôi trơn có tên là chất lỏng hoạt dịch giúp xương di chuyển tự do qua nhau, giảm thiểu ma sát và chuyển động không gây đau tại khớp.

Tác dụng của glucosamine giúp hình thành một số hợp chất hóa học liên quan đến quá trình tạo ra sụn và dịch khớp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung glucosamine có thể bảo vệ mô khớp bằng cách ngăn chặn sự phá vỡ sụn.

Một nghiên cứu nhỏ ở 41 người đi xe đạp cho thấy việc bổ sung tới 3g glucosamine mỗi ngày giúp giảm thoái hóa collagen ở đầu gối xuống 27% so với 8% ở nhóm giả dược. Một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy tỷ lệ phân hủy collagen giảm đáng kể so với các dấu hiệu tổng hợp collagen trong khớp của cầu thủ bóng đá được điều trị bằng 3g glucosamine mỗi ngày trong khoảng thời gian 3 tháng.

3. Điều trị rối loạn xương khớp

Việc bổ sung glucosamine thường xuyên có thể giúp điều trị các tình trạng xương và khớp khác nhau. Phân tử này đã được nghiên cứu đặc biệt về khả năng điều trị các triệu chứng và tiến triển bệnh liên quan đến viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và loãng xương.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi sử dụng glucosamine sulfate hàng ngày có thể giúp điều trị lâu dài hiệu quả cho bệnh viêm xương khớp bằng cách giảm đau, duy trì không gian khớp và làm chậm quá trình phát triển bệnh.

4. Giúp kiểm soát viêm bàng quang kẽ

Glucosamine được nghiên cứu như một phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ (IC) – một tình trạng liên quan đến sự thiếu hụt hợp chất glycosaminoglycan. Vì glucosamine là tiền chất của hợp chất này, nên có giả thuyết cho rằng khi bổ sung glucosamine có thể giúp kiểm soát viêm bàng quang kẽ. Tuy nhiên, giả thuyết này cần được nhiều nghiên cứu thực hiện chuyên sâu hơn để chứng minh khả năng này.

5. Hỗ trợ giảm viêm ruột (IBD)

Giống như viêm bàng quang kẽ, bệnh viêm ruột (IBD) có liên quan đến sự thiếu hụt glycosaminoglycan. Có rất ít nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cho rằng glucosamine có thể điều trị bệnh viêm ruột. Một nghiên cứu trên chuột mắc IBD cho thấy rằng khi bổ sung glucosamine có thể làm giảm viêm. Tuy nhiên điều này là chưa đủ và cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn về giả thiết này.

6. Khả năng điều trị đa xơ cứng (MS)

Một số nghiên cứu cho rằng glucosamine có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh đa xơ cứng (MS). Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của việc sử dụng glucosamine sulfate cùng với liệu pháp truyền thống để điều trị bệnh đa xơ cứng tái phát. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy không có tác động đáng kể đến tỷ lệ tái phát hoặc tiến triển bệnh do glucosamine.

7. Cải thiện bệnh tăng nhãn áp

Glucosamine được cho rằng có thể điều trị bệnh tăng nhãn áp. Một số nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng glucosamine sulfate có thể thúc đẩy sức khỏe của mắt thông qua việc giảm viêm và tác dụng chống oxy hóa trong võng mạc. Ngược lại, một nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng lượng glucosamine quá mức có thể gây hại cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp.

8. Giúp điều trị viêm khớp thái dương hàm (TMJ)

Một số nguồn tin cho rằng glucosamine là một liệu pháp hiệu quả cho tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Một nghiên cứu nhỏ ở những người tham gia được bổ sung kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin cho thấy, các dấu hiệu đau và viêm đã suy giảm đáng kể, cũng như tăng khả năng vận động của hàm.

Bạn có nên sử dụng glucosamine?

 

Hiện nay, glucosamine sulfate thường được sử dụng để điều trị lâu dài các triệu chứng viêm xương khớp và ít mang lại hiệu quả trong điều trị các bệnh hoặc tình trạng viêm khác.

Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng glucosamine, bạn nên thảo luận cùng bác sĩ để được tư vấn liệu có nên sử dụng, liều lượng và loại thuốc đạt chất lượng tốt.

Thực phẩm bổ sung glucosamine được làm từ các nguồn tự nhiên chẳng hạn như vỏ sò, nấm hoặc được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Liều glucosamine được sử dụng thường trong khoảng từ 1.200 – 1.500mg mỗi ngày, có thể chia ra làm 3 lần trong 1 ngày. Thực phẩm bổ sung glucosamine có thể có các dạng bao gồm:

  • Glucosamine sulfat
  • N-acetyl glucosamine
  • Glucosamine hydrochloride
  • Glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin sulfate

Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy người bệnh đạt hiệu quả cao đối với dạng dùng glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin.

Mặc dù thực phẩm bổ sung glucosamine đều an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, ói mửa

Bạn không nên dùng glucosamine nếu bạn mang thai hoặc cho con bú do hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh về tính an toàn khi sử dụng với nhóm đối tượng này. Glucosamine có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với những người mắc bệnh tiểu đường, mặc dù nguy cơ này tương đối thấp. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, bạn hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng glucosamine.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về glucosamine là gì, tác dụng của glucosamine và những lưu ý trước khi có ý định sử dụng. Trước khi sử dụng loại thực phẩm bổ sung này, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ về thông tin sản phẩm, liều lượng sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả nhé

                                                                                                                                                                                                                                                       ST

Chat With Me on Zalo
Contact Me on Zalo